Kết quả tìm kiếm cho "chuyên gia quốc tế IComos"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 9
Hiện nay, trong giai đoạn tỉnh lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới, các cơ quan, ban, ngành tăng cường tuyên truyền, tổ chức hội nghị chuyên đề tham quan, tìm hiểu về vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê. Qua đó, giới thiệu cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân thêm hiểu biết về di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê.
Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Từ những biểu hiện vật chất còn lại của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đã minh chứng sự tồn tại của một nền văn hóa gắn liền với Vương quốc Phù Nam - một quốc gia giàu có và hùng mạnh ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên cho đến Thế kỷ VII. Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là điểm trung chuyển giao thương chủ yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Kra ở miền Nam Thái Lan lúc bấy giờ. Tài sản này chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu cho một trong các nền văn minh cổ đã biến mất.
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề nghị UNESCO (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Dự án hợp tác Hà Nội - Toulouse, từ ngày 13/11 đến 17/11/2023, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tại thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp) trong đó có tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị di sản khảo cổ học” và triển lãm “Từ lòng đất đến bảo tàng - Hành trình của hiện vật”.
Chiều 10/11, UBND tỉnh An Giang đã làm việc với các chuyên gia của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và các chuyên gia của Việt Nam về Chương trình khảo sát, đánh giá Khu Di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn) trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã tiếp là làm việc với đoàn.
Chiều 6/11, Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo An Giang đã tiếp đoàn chuyên gia quốc tế IComos (Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ) thực hiện quy trình tập trung (Upstream process), nhằm đánh giá khả năng di tích và tư vấn xây dựng hồ sơ đề cử khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Sau 12 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Song việc mỗi năm chỉ đón vài trăm nghìn lượt khách tham quan vẫn là con số quá thấp đối với di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô. Do đó, thành phố còn nhiều việc phải làm nhằm gìn giữ, góp phần lan tỏa những giá trị quý báu của Hoàng thành Thăng Long để thật sự xứng tầm di sản thế giới.